Tập đoàn âm nhạc lớn thứ hai thế giới cũng gửi thư riêng cho các nền tảng phát nhạc trực tuyến, bao gồm Spotify và Apple, yêu cầu họ áp dụng các biện pháp "thực hành tốt nhất" để bảo vệ các nghệ sĩ, nhạc sĩ và âm nhạc của họ trước nguy cơ bị khai thác và đào tạo bởi các nhà phát triển AI mà không có sự đồng ý hoặc bồi thường. Sony Music yêu cầu các hãng cập nhật điều khoản dịch vụ, làm rõ việc khai thác và đào tạo dựa trên nội dung của họ bị cấm.
Sony Music từ chối bình luận thêm.
Bức thư, được gửi đến các công ty công nghệ trên toàn thế giới trong tuần này, là bước tiến mới trong cuộc chiến giữa Sony Music với các nhà phát triển AI. Họ đang tìm cách ngăn chặn việc giai điệu, lời bài hát, hình ảnh từ các tác phẩm bản quyền và nghệ sĩ bị các hãng công nghệ sử dụng để tạo ra phiên bản mới hoặc đào tạo các hệ thống để sáng tác âm nhạc riêng.
Thư nói rõ Sony Music và các nghệ sĩ trực thuộc"nhận thức được tiềm năng và tiến bộ đáng kể của trí tuệ nhân tạo", nhưng "sử dụng trái phép... trong việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI đang tước quyền kiểm soát và bồi thường thích hợp của Sony".
Các giám đốc Sony Music muốn vạch ra ranh giới pháp lý để hành động chống lại bất kỳ nhà phát triển AI nào mà họ cho là đang khai thác âm nhạc của mình. Sony Music sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận với các nhà phát triển AI để cấp phép sử dụng âm nhạc, nhưng muốn đạt được một mức giá hợp lý.
Thư viết: "Do tính chất hoạt động của bạn và thông tin được công bố về các hệ thống AI của bạn, chúng tôi có lý do để tin rằng bạn và/hoặc các chi nhánh có thể đã sử dụng trái phép (nội dung của Sony) liên quan đến việc đào tạo, phát triển hoặc thương mại hóa các hệ thống AI”.
Sony Music yêu cầu các nhà phát triển cung cấp chi tiết về tất cả nội dung được sử dụng vào tuần tới.
Thư cũng phản ánh những lo ngại về cách tiếp cận rời rạc đối với quy định AI trên toàn thế giới. Các quy định về AI rất khác nhau khi một số khu vực đã đưa ra các quy tắc và khung pháp lý mới để bao trùm việc đào tạo và sử dụng các hệ thống AI, song số khác để cho các công ty sáng tạo nội dung tự làm việc với các nhà phát triển.
Tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở EU, chủ sở hữu bản quyền được tư vấn nên tuyên bố công khai rằng, nội dung của họ không dùng cho mục đích khai thác dữ liệu và đào tạo AI.
Theo thư của Sony Music, tập đoàn cấm sử dụng bất kỳ bot, spider, scraper hoặc chương trình, công cụ, thuật toán, mã, quy trình hoặc phương pháp tự động nào, cũng như bất kỳ "kỹ thuật phân tích tự động nào nhằm phân tích văn bản và dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số để tạo ra thông tin, bao gồm các mẫu, xu hướng và mối tương quan".
(Theo FT)
" alt=""/>Sony gửi thư cảnh báo Google, Microsoft, AppleNgày 7/5, Bộ TT&TT đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Đây là hướng dẫn của Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT về yêu cầu kỹ thuật với thiết bị camera giám sát.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, bộ tiêu chí hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn và có tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp dịch vụ trên thị trường. Đây cũng là cơ hội cho camera Make in Viet Nam nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ ngoại.
Ông Nguyễn Đăng Triển, Giám đốc Trung tâm giải pháp CNTT và dịch vụ số Viettel Telecom, nêu quan điểm: Giá thành của dịch vụ và camera phụ thuộc vào số lượng (volume) trên thị trường. Nếu mỗi bên chỉ có một ít, sẽ rất khó cạnh tranh với các nhà cung cấp lớn khác, kể cả khi ban hành bộ tiêu chí, tiêu chuẩn. Do đó, ông đề xuất thành lập hiệp hội hoặc liên minh, trong đó cùng nhau nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về kỹ thuật công nghệ, để đảm bảo camera cung cấp trên thị trường ngoài đáp ứng tiêu chuẩn quy chuẩn, còn đáp ứng lợi thế cạnh tranh.
Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Lumi, cho rằng điều quan trọng nhất sau khi đáp ứng được tiêu chí, tiêu chuẩn là thuyết phục được người dùng mua sản phẩm. Khi các công ty dùng chung một nền tảng, chi phí phát triển camera và làm giải pháp sẽ giảm rất nhiều. Nếu có một liên minh các nhà sản xuất camera Make in Viet Nam, công ty mong muốn được đóng góp về nền tảng đám mây hay bất kỳ thành phần nào khác mà công ty đã có kinh nghiệm trong phát triển thị trường. “Nếu muốn cạnh tranh, chúng ta cần phải đóng góp năng lực về nghiên cứu công nghệ hoặc nền tảng nào đó để chia sẻ và tối ưu chi phí”, ông Nguyễn Tuấn Anh phát biểu.
Ông Nguyễn Đức Quý, Tổng Giám đốc Vconnex, cũng đồng tình với việc để hạ giá thành, cần tạo liên minh để tận dụng, phát huy thế mạnh của từng đơn vị. Ông dẫn ví dụ Trung Quốc chỉ có một hoặc hai nền tảng và mỗi người lại đảm nhận một việc mà họ có thế mạnh.
“Liên minh là một điều tốt nhưng tìm cách liên minh khoa học, mới có thể thành công được”, đây là quan điểm của ông Võ Đức Thọ, Tổng Giám đốc Hanet Technology. Ông đề cập đến thực tế sản phẩm của doanh nghiệp lớn Trung Quốc rẻ là do sản xuất hàng triệu chiếc, do đó, Việt Nam khó cạnh tranh bằng giá mà phải có cách đi khác biệt như tích hợp AI vào camera, làm các nghiệp vụ mà nước ngoài chưa làm.
Bàn về vai trò của liên minh, ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc Pavana, cho rằng: Thứ nhất, liên minh sẽ góp phần có tiếng nói, đề xuất cơ chế cụ thể để trình lên các bộ và cấp cao hơn. Theo dõi các doanh nghiệp FDI, có thể thấy phong cách làm việc chuyên nghiệp, khi đề xuất chính sách đều cụ thể, phân vai rõ ràng và có kế hoạch đánh giá hàng tháng, hàng quý. Nếu hoạt động đơn lẻ, doanh nghiệp Việt Nam không thể đề xuất cơ chế như vậy.
Thứ hai, nếu muốn đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp hơn với thị trường Việt Nam hoặc trong mảng nào đó như camera an ninh, hạ tầng Chính phủ, doanh nghiệp, liên minh có tiếng nói chung và cùng nhau đề xuất. Thứ ba, liên minh là để sử dụng chung nguồn lực, đưa ra cơ chế “win-win” cùng có lợi. Ông Nguyễn Trung Kiên đề xuất thành lập một câu lạc bộ các nhà sản xuất camera nằm trong Hiệp hội An ninh mạng quốc gia.
Chia sẻ từ góc độ Trưởng ban Công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, ông Vũ Ngọc Sơn nói một câu lạc bộ nằm trong hiệp hội không phải vấn đề khó. Điều quan trọng nhất là đoàn kết, đặc biệt khi các đơn vị lại là đối thủ cạnh tranh với nhau trên thị trường. Tuy nhiên, cũng như trong một gia đình, mỗi thành viên đều có cá tính riêng, độc lập nhưng có thể đoàn kết, hướng đến mục đích chung là phát huy sức mạnh của các thành viên. Ông Vũ Ngọc Sơn khẳng định nếu các nhà sản xuất camera có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, ông sẽ là thành viên tích cực thúc đẩy câu lạc bộ.
" alt=""/>Đề xuất lập liên minh các NSX camera Make in Viet Nam để chiếm lĩnh thị trườngTrong blog đăng ngày 29/6, Facebook cho biết đã nộp hai đơn kiện chống lại các đối tượng vi phạm Chính sách và Điều khoản Quảng cáo. Bị đơn trong vụ kiện đầu tiên là một công ty tiếp thị California và các đại lý. Vụ kiện thứ hai có bị đơn là một nhóm người sống tại Việt Nam, chuyên tấn công chiếm đoạt tài khoản để chạy quảng cáo trái phép.
Theo Giám đốc Thực thi và Kiện tụng Facebook Jessica Romero, 4 cá nhân sống tại Việt Nam – N.H.T, L.K, N.Q.B và P.H.D – sử dụng kỹ thuật “đánh cắp cookie” hay “đánh cắp session” để xâm phạm tài khoản các nhân viên của nhiều đại lý quảng cáo, tiếp thị. Sau đó, họ chạy quảng cáo trái phép. Blog Facebook khẳng định các nạn nhân bị lừa đảo, dẫn tới mất tài khoản sau khi cài đặt ứng dụng từ Google Play Store có tên “Ad Manager for Facebook”. Hiện ứng dụng đã bị Google gỡ bỏ.
Một khi tải về “Ad Manager for Facebook”, nạn nhân sẽ chia sẻ thông tin đăng nhập Facebook cùng các thông tin khác. Thủ phạm sử dụng thông tin này để truy cập tài khoản rồi chạy quảng cáo. Trong một vài trường hợp là quảng bá lừa đảo trực tuyến.
Theo bà Romero, nhóm chạy hơn 36 triệu USD quảng cáo trái phép. Facebook đã hoàn tiền cho nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản. Facebook cho biết đang tìm cách vạch trần toàn bộ hành vi của 4 thủ phạm, buộc các đối tượng phải chịu trách nhiệm vì viết ứng dụng “Ad Manager for Facebook”, lừa mọi người cài đặt, xâm phạm tài khoản rồi dùng chúng để chạy quảng cáo trái phép.
Theo Facebook, đây là vụ kiện thứ hai của công ty chống lại tấn công chiếm đoạt tài khoản. Vụ kiện đầu tiên xảy ra vào tháng 12/2019, trong đó bị đơn lừa mọi người cài đặt mã độc trên Internet. Mã độc cho phép bị đơn xâm phạm tài khoản Facebook nạn nhân, chạy quảng cáo trái phép nhằm quảng bá các mặt hàng như hàng giả, hàng nhái, thuốc giảm cân.
Du Lam
Một số leaker cho biết Apple vừa gửi thư yêu cầu họ ngừng tiết lộ thông tin về sản phẩm chưa ra mắt của hãng, nếu không sẽ gặp vấn đề về pháp lý.
" alt=""/>Facebook kiện 4 người Việt Nam tấn công chiếm đoạt hơn 36 triệu USD